Hiện tượng tái diễn Planum Boreum

Tuyết lở

Vào tháng 2 năm 2008, HiRISE đã ghi lại được bốn trận tuyết lở đang diễn ra ở một vách đá cao 700 mét (2.300 ft). Đám mây vật chất mịn có chiều ngang 180 mét (590 ft) và kéo dài 190 mét (620 ft) tính từ chân vách đá. Các lớp màu đỏ được biết đến là đá giàu nước đá trong khi các lớp màu trắng là sương giá carbon dioxide theo mùa. Vụ lở được cho là bắt nguồn từ lớp đỏ nằm trên cùng. Các quan sát tiếp theo được lên kế hoạch để mô tả bản chất của các mảnh vụn sạt lở.[11][12]

Lở tuyết trên Sao Hỏa
Ngày 27 tháng 11 năm 2011
Ngày 29 tháng 5 năm 2019

Đám mây hình khuyên lặp lại

Góc nhìn đám mây khổng lồ ở vùng cực Sao Hỏa của Hubble

Một đám mây hình bánh rán cỡ lớn xuất hiện ở vùng cực Bắc của Sao Hỏa vào cùng thời điểm mỗi Năm Sao Hỏa và có cùng kích thước.[13] Nó hình thành vào buổi sáng, tiêu tan vào buổi chiều.[13] Đường kính ngoài của đám mây là khoảng 1.600 km (1.000 mi) và vùng mắt đám mây là 320 km (200 mi).[14] Đám mây được cho là bao gồm nước-băng,[14] nên nó có màu trắng, không giống như những cơn bão bụi thông thường hơn.

Đám mây trông giống như một cơn bão xoáy, tương tự như bão cuồng phong, nhưng nó không quay.[13] Đám mây xuất hiện vào mùa hè phía bắc và ở vĩ độ cao. Điều này theo suy đoán là do điều kiện khí hậu độc đáo gần cực bắc.[14] Những cơn bão giống lốc xoáy lần đầu tiên được phát hiện trong chương trình lập bản đồ quỹ đạo của tàu Viking, nhưng đám mây hình khuyên phía bắc lớn hơn gần ba lần.[14] Đám mây cũng đã được phát hiện bởi nhiều tàu thăm dò và kính viễn vọng khác nhau, bao gồm cả Hubble và Mars Global Surveyor.[13][14]

Khi Kính viễn vọng Không gian Hubble quan sát đám mây này vào năm 1999, người ta cho rằng nó là một cơn bão xoáy. Đường kính được đo là khoảng 1.100 dặm (1.800 km), và có một "mắt" với đường kính 200 dặm (320 km).[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Planum Boreum https://tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?lang... http://planetarynames.wr.usgs.gov/jsp/FeatureNameD... http://planetarynames.wr.usgs.gov/jsp/FeatureNameD... https://tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?lang... http://www.esa.int/SPECIALS/Mars_Express/SEM8T86Y3... http://pubs.usgs.gov/sim/2005/2888/ http://hirise.lpl.arizona.edu/PSP_007338_2640 http://hiroc.lpl.arizona.edu/images/PSP/PSP_001370... http://hiroc.lpl.arizona.edu/images/PSP/PSP_001412... http://hiroc.lpl.arizona.edu/images/PSP/PSP_001334...